Có thể bạn chưa biết: 6 quy định về thang máy trong nhà cao tầng

Bạn đang băn khoăn lựa chọn thang máy để trang hoàng cho ngôi nhà của mình, nhưng bạn chưa có nhiều thông tin về thang máy, cũng chưa rõ quy định về thang máy trong nhà cao tầng.

1. Quy định số thang máy trong nhà cao tầng của Bộ Xây Dựng

Thang máy là thiết bị mang yếu tố đặc thù với các vấn đề về kỹ thuật điện, kỹ thuật cơ truyền động. Bởi vậy trên thế giới nói chung hay tại Việt Nam nói riêng, phụ thuộc vào các đặc trưng về thổ nhưỡng hay các quy định về xây dựng dân dụng mà sẽ có những quy định, tiêu chuẩn cụ thể.

Quy định số thang máy trong nhà cao tầng đã được cơ quan nhà nước quy định rõ ràng

Mỗi một loại hình nhà cao tầng, công trình xây dựng nhà ở/ nhà công cộng… đều có những quy định về số thang máy cụ thể. Bộ Xây Dựng Việt Nam đã có những quy định rất rõ ràng và cụ thể như sau.

1.1 Đối với nhà chung cư

Trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư- QCVN số 04:2018/BXD, tại mục 2.4 có nêu rõ:

  • Nhà chung cư từ 6 tầng trở lên phải có ít nhất 1 thang máy, với tòa nhà trên 9 tầng phải có tối thiểu 2 thang máy. Ngoài số lượng thang máy đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. Ngoài ra, trong hệ thống thang máy cần tối thiểu phải có 1 thang chuyên dụng có kích thước thông thủy đảm bảo vận chuyển băng ca cấp cứu;
  • Cần tính toán đảm bảo lưu thông thang máy: 250 người / 1 thang máy (tương đương cho 65 căn hộ) trong tòa nhà không kể số người ở tầng 1 (tầng trệt). Tải trọng của một thang máy phải không được nhỏ hơn 400 kg để đảm bảo khả năng vận chuyển. Trong trường hợp nhà có một thang máy chuyên dụng vừa xe cấp cứu, tải trọng tối thiểu của thang máy không nhỏ 600 kg.

1.2 Đối với các công trình nhà cao tầng như bệnh viện

Bệnh viện là nơi có luôn tập trung đông đúc số lượng người và nhu cầu đi lại vận chuyển là liên tục 24/24. Các toà nhà của bệnh viện thường được thiết kế khoảng từ 4-5 tầng với nhiều căn phòng đối xứng nhau. Do đó, thông thường để đáp ứng nhu cầu thì mỗi toà nhà tại bệnh viện nên có ít nhất từ 2 thang máy trở lên và có tải trọng lớn từ 1000kg với diện tích cabin và cửa thang rộng để có khả năng chứa được giường bệnh nhân.

1.3 Đối với các khách sạn quy mô nhỏ

Với loại hình nhà cao tầng này, thông thường nên lắp đặt từ 2-4 thang (tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh) và với tải trọng từ 450-600kg được xem là đáp ứng tiêu chuẩn.

1.4 Đối với nhà tư nhân, biệt thự, penthouse

Mỗi gia đình chỉ cần 1 thang và không yêu cầu tải trọng quá lớn, do nhu cầu chuyên chở không nhiều bằng các loại hình nhà cao tầng khác. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp và lắp đặt thang máy gia đình có kích thước nhỏ phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình, chẳng hạn như Cibes Việt Nam với dòng thang máy Cibes nhập khẩu chính hãng từ Thuỵ Điển với nhiều model sản phẩm giúp khách hàng có được sự lựa chọn tối ưu như Cibes A4000, Cibes A5000, Cibes A7000…

2. Quy định kích thước diện tích thang máy chung cư

Trong xu thế phát triển chung của xã hội, cũng như diện tích đất ở không tăng lên nhưng mật độ dân cư tại các thành phố lớn ngày một tăng, nhà chung cư trở thành xu thế tất yếu. Trong nhà chung cư, thang máy là thiết bị không thể thiếu

Chính bởi vậy, khi thiết kế xây dựng, các chủ đầu tư luôn xem xét rất kỹ lưỡng diện tích, quy mô, số lượt người di chuyển… để lựa chọn việc lắp đặt trang bị một loại thang máy có kích thước phù hợp. Với mỗi loại hình chung cư sẽ có những quy định/ tiêu chuẩn kích thước thang máy riêng, chẳng hạn như sau:

Chung cư mini

Chung cư mini với đặc trưng có diện tích nhỏ, số tầng thường dưới 10 tầng, do đó số lượng người di chuyển cùng tại một thời điểm chỉ dao động ở mức khoảng từ 6-7 người/ lượt.

Kích thước của thang máy thường được lựa chọn sử dụng là loại có tải trọng từ 450kg – 750kg tương ứng với kích thước của cabin là: 1400mm(rộng) x 1500mm(sâu) x 2300mm (thông thủy).

Chung cư cao tầng

Với đặc trưng quy mô lớn hơn từ 10-15 tầng, số lường người có nhu cầu sử dụng tăng lên nên kích thước thang máy phù hợp thường có tải trọng từ 900kg đến 1500kg, kích thước cabin khoảng 1400mm (chiều rộng) x1300mm (chiều sâu). Hơn nữa, loại hình chung cư này luôn yêu cầu có kèm thang tải hàng, bởi vậy chung cư cao tầng có thể trang bị thêm thang máy tải hàng với các tải trọng từ 1500kg, 2000kg đến 2500kg.

Cũng tương ứng với mỗi loại hình chung cư, và chất lượng dịch vụ của chung cư, chủ đầu tư sẽ cân nhắc việc bố trí lắp đặt số lượng thang máy phù hợp với nhu cầu phục vụ của dân cư sinh sông trong chung cư đó. Việc bố trí mật độ, số lượng như thế nào ngoài việc tuân theo quy định chung của Bộ Xây dựng (được đề cập phía trên), chủ đầu tư có thể bố trí số lượng dày hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. Hiện nay, thông thường, các chung cư cao cấp luôn có số lượng, mật độ thang máy dày.

3. Những bất cập về thang máy trong nhà cao tầng hiện nay

Trong nhà cao tầng nói chung tại Việt Nam hiện nay, tại nhiều bài báo khi đề cập đến các sự cố tai nạn cho người sử dụng, khá nhiều vấn đề khi được nhắc đến đó là sự cố thang máy, những nguy hiểm do sử dụng thang máy mang lại. Và những sự cố, nguy hiểm đó thường nằm ở những bất cập về thang máy như sau:

4. Chất lượng thang máy

Các căn nhà cao tầng, đặc biệt là các căn chung cư chất lượng thấp, tái định cư, chất lượng dịch vụ vốn là vấn đề được bàn cãi nhiều. Những cuộc tranh luận giữa cư dân và chủ đầu tư luôn diễn ra nảy lửa vào mỗi “kỳ họp” cư dân, một trong những vấn đề nóng bỏng chính là chất lượng thang máy xuống cấp, không an toàn.

Thông thường tuổi thọ của thang máy dao động trong khoảng 20 năm, nhưng thực tế, vì nhiều lý do, có những chung cư chỉ mới đưa vào khai thác sử dụng, thang máy đã xuống cấp trầm trọng. Bởi nhiều chủ đầu tư vì lợi ích cá nhân, muốn cắt giảm chi phí đầu tư đã lựa chọn thang máy không đạt tiêu chuẩn cho các chung cư.

Với sản phẩm sử dụng thường xuyên và công cộng mà chất lượng kém thì một điều tất yếu sẽ xảy ra chính là sự xuống cấp và hỏng hóc.

5. Sai sót trong việc lắp đặt thang máy chung cư

Việc lắp đặt không đúng quy cách, không được thực hiện theo đúng quy trình, đội ngũ lắp đặt không được đào tạo về tay nghề chuyên môn thì cho dù thang có tốt thì cũng không thể đảm bảo được chất lượng trong quá trình vận hành. Trong quá trình lắp đặt thang máy cần tiến hành kiểm tra, độ ồn của động cơ, đo độ rung lắc của cabin,…

Theo Quy trình kiểm định QTKĐ 21/2014/BLĐTBXH và QTKĐ 25/2016/BLĐTBXH (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội):

  • Sau khi được cấp phép sử dụng, thang máy phải được kiểm định định kỳ với thời hạn 3 năm.
  • Đối với thang máy đã sử dụng trên 10 năm đến dưới 20 năm, thì thời hạn kiểm định là 2 năm.
  • Đối với thang máy đã sử dụng trên 20 năm, thời gian kiểm định là 1 năm.

Tuy nhiên, thực tế, việc kiểm tra an toàn thang máy chung cư hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập, chưa kiểm soát được chất lượng kiểm định.

6. Bảo trì, bảo dưỡng thang máy chung cư không đúng quy định, quy trình

Một trong những văn hoá ở Việt Nam chính là có hỏng hóc mới sửa chữa. Do đó, nếu chưa thấy hỏng thì việc bảo trì, bảo dưỡng hầu như không quan trọng và thường bị bỏ quên.

Trong khi đó với những thiết bị như thang máy, việc bảo trình bảo dưỡng là vô cùng quan trọng, vì nó đảm bảo thang máy vận hành một cách bền bỉ và ổn định. Nhưng các đơn vị sử dụng đang hời hợt với việc bảo trì bảo dưỡng thang máy dù thiết bị có tần suất sử dụng liên tục, từ đó dẫn đến việc an toàn thang máy chung cư không được đảm bảo.

Tựu chung lại, thang máy vốn là thiết bị vô cùng cần thiết cho việc di chuyển trong các căn nhà cao tầng, các khu chung cư. Đối với mỗi gia đình, mỗi chủ đầu tư, khi lựa chọn thang máy để trang bị cho ngôi nhà hay các công trình xây dựng của mình nên tuân thủ theo những quy định về thang máy trong nhà cao tầng để lựa chọn cho mình số lượng thang máy, kích thước thang máy, chất lượng thang máy phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *